Chứng nhận hợp chuẩn giày vải theo TCVN 8208

Giày vải là một mặt hàng trong ngành hàng may mặc, phục vụ cho nhu cầu che chắn bảo vệ đôi chân. Sẽ có các loại giày khác nhau dành cho các đối tượng khác nhau. Để đánh giá chất lượng giày vải đạt ở mức độ nào? Bài viết này  VIETNAMCERT sẽ giới thiệu thủ tục chứng nhận hợp chuẩn giày vải theo TCVN 8208.

Giày vải là gì?

Giày vải là loại giày có nguyên liệu chính làm mũ giày là vải, nguyên liệu chính làm đế giày là cao su. Bên cạnh nguyên liệu chính làm nên giày là vải, giày có thể có các chi tiết trang trí bằng da hoặc kim loại.

2 2

TCVN 8208 là tiêu chuẩn gì?

TCVN 8208 là tiêu chuẩn Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và công nghệ công bố. TCVN 8208 : 2009 thay thế cho TCVN 1677 :1986, TCVN 1678 :1986 và TCVN 1679 :1975. Chứng nhận hợp chuẩn giày vải là một thành phần thuộc TCVN.

Chứng nhận hợp chuẩn giày vải 

Phạm vi áp dụng

Chứng nhận hợp chuẩn giày vải là tiêu chuẩn áp dụng cho giày vải có đế làm bằng cao su sử dụng trong môi trường bình thường, không liên quan đến các hóa chất độc hại hay môi trường khắc nghiệt. Đặc biệt, tiêu chuẩn này không áp dụng cho giày vải sử dụng trong môi trường như axit, kiềm, điện, nhiệt và những môi trường đặc biệt khác.

3 2

Tài liệu viện dẫn

Để thực hiện căn cứ này cần dựa vào các tài liệu dẫn chứng bên dưới. Trường hợp các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1595-1 : 2007 (ISO 7619-1:2004), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định độ cứng ấn lõm – Phần 1: Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ cứng (độ cứng shore).

TCVN 1596 : 2006 (ISO 36:2005), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định độ kết dính với sợi dệt.

TCVN 5074 : 2002 (ISO 105-E01:1994), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần E01: Độ bền màu với nước.

TCVN 5363 : 2006 (ISO 4649:2002) Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo – Xác định độ chịu mài mòn sử dụng thiết bị chống quay hình trụ.

TCVN 7316 : 2003, Hệ thống cỡ số giày – Hệ Mondopoint và cách chuyển đổi sang các hệ khác.

TCVN 7421-1:2004 (ISO 14184-1:1998), Vật liệu dệt – Xác định formaldehyt – Phần 1: Formaldehyt tự do và thủy phân (phương pháp chiết trong nước).

TCVN 7619-1 : 2007 (EN 14362-1:2003), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo – Phần 1: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo không cần chiết.

TCVN 7619-2 : 2007 (EN 14362-2:2003), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định amin thơm dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo – Phần 2: Phát hiện việc sử dụng thuốc nhuộm azo bằng cách chiết xơ.

TCVN 7651 : 2007 (ISO 20344:2004), Phương tiện bảo vệ cá nhân – Phương pháp thử giày ủng.

ISO 17075 : 2007, Leather – Chemical tests – Determination of chromium (VI) content (Da – Các phép thử hóa học – Xác định hàm lượng Crom VI).

Các thông số kỹ thuật

Kết cấu cơ bản của giày

Một chiếc giày nguyên vẹn bao gồm 2 bộ phận cơ bản: mũ giày và đế giày

  • Phần đế giày: bao gồm mặt nguyệt, viền bên trong, viền bên ngoài, đầu bò, mác, đế ngoài, mặt tẩy, độn phẳng
  • Phần mũ giày: dây giày, viền cổ, khóa kéo, má giày, pho hậu, ôdê, nẹp ôdê,

Cỡ số, kích thước

Tùy vào độ tuổi và kích thước bàn chân khác nhau, giày sẽ có các size từ 36-43 dành cho người lớn và từ 5-12 dành cho trẻ em. Cỡ số và kích thước của giày được quy định trong TCVN 7316.

4 1

Yêu cầu kỹ thuật

Yêu cầu ngoại quan

Một đôi giày đẹp sẽ thu hút được nhiều người mua và thị trường chiếm lĩnh ngày càng rộng. Ngoài vẻ ngoài xinh đẹp, thiết kế bắt mắt theo kịp xu hướng, đôi giày không được mắc các khiếm khuyết sau đây.

– Mặt ngoài bị bẩn, sần sùi

– Đế giày may sai đường cố định ban đầu dẫn đến không đúng size

– Dây giày bị ngắn so với các ôdê cột giày

– Đế giày, viền bên ngoài, viền mũi, pho mũi chứa các tạp chất, bị bẩn, ố màu

– Vải lót phía bên trong bị ố, bóng nhăn

– Đường may bị đứt, nhảy mũi chỉ.

Yêu cầu đối với nguyên liệu 

Phần mũ giày bằng vải phải thỏa mãn tiêu chuẩn sau:

-Thời gian chịu đựng màu với nước: độ bền màu 

-Hàm lượng hóa chất thơm dẫn xuất từ dược liệu nhuộm AZO không được vượt quá 30 mg/kg (30 ppm).

-Hàm lượng formaldehyt không vượt quá 75 mg/kg (75 ppm) đối với giày người lớn, 30 mg/kg (30 ppm) đối với giày trẻ em.

chứng nhận hợp chuẩn giày vải

Chứng nhận hợp chuẩn giày vải

Chứng nhận hợp chuẩn giày vải là quy trình kiểm tra, đánh giá hoạt động sản xuất sản phẩm hay kiểm tra lô hàng hoá kết hợp việc lấy mẫu thử sản phẩm và so sánh với chuẩn mực của tiêu chuẩn TCVN 8575. Dựa trên kết quả đó đưa ra kết luận sản phẩm gỗ ghép thanh đạt tiêu chuẩn hay không đạt tiêu chuẩn.

Những lợi ích mà chứng nhận hợp chuẩn mang lại

  • Chứng nhận hợp chuẩn giày vải giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp lớn hơn
  • Là tiêu chuẩn mở cửa thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
  • Tiêu chuẩn hướng tới hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Tiêu chuẩn mang lại uy tín và sự tin tưởng cho khách hàng của doanh nghiệp
  • Tiêu chuẩn mở ra các cơ hội kinh doanh và bán hàng mới
  •  Tiêu chuẩn mang đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh
  • Tiêu chuẩn giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp được thừa nhận toàn cầu

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chứng nhận hợp chuẩn giày vải theo TCVN 8208. Mong rằng, những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, cho các doanh nghiệp nắm rõ hơn về loại chứng nhận hợp chuẩn giày vải này. Thấy được lợi ích mà chứng này này mang lại cho doanh nghiệp để từ đó thực hiện đúng các quy định. Nếu bạn  muốn tìm hiểu cụ thể hơn về các loại chứng nhận, hãy liên hệ VIETNAM CERT theo thông tin sau


TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Trụ sở: 51 đường số 2, Khu đô thị Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

CN1: Lô 8 khu đô thị mới Định Công, P. Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

CN2: Tổ dân phố Tây Trinh, P.Kỳ Trinh, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Hotline: 0886.11.12.18  hoặc  0945.46.40.47        

Email: info@vietnamcert.vn   

Web: www.vietnamcert.vn


THAM KHẢO THÊM: