Chứng nhận hợp chuẩn ván MDF theo TCVN 7753

Trước đây, QCVN 16:2014/BXD bắt buộc sản phẩm ván sợi và ván MDF phải chứng nhận hợp quy, Tuy nhiên, sau khi ban hành QCVN 16:2017/BXD thì sản phẩm này không còn bắt buộc phải chứng nhận nữa. Hiện tại các loại ván gỗ nhân tạo đều phải chứng nhận hợp chuẩn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về chứng nhận hợp chuẩn ván MDF theo TCVN 7753.

Chứng nhận hợp chuẩn ván MDF theo TCVN 7753 là gì ?

Ván sợi là vật liệu tấm làm từ sợi xenlulo và lignin đã được ép trong điều kiện áp suất hoặc nhiệt độ cụ thể ( có thể có hoặc không có keo và phụ gia). 

Ván MDF là một loại ván sợi có thể được sử dụng trong cả môi trường khô và ẩm, sản xuất bởi phương pháp khô từ sợi có độ ẩm nhỏ hơn 20%, chất kết dính, không tráng phủ, chịu tải và không chịu tải. Ván MDF được phân loại như sau:

  • MDF.D – Ván MDF thông dụng sử dụng trong điều kiện khô.
  • MDF.H – Ván MDF thông dụng sử dụng trong điều kiện ẩm.
  • MDF.LA – Ván MDF chịu tải sử dụng trong điều kiện khô.
  • MDF.KLS – Ván MDF chịu tải sử dụng trong điều kiện ẩm.

Chứng nhận hợp chuẩn ván MDF

Yêu cầu kỹ thuật của chứng nhận hợp chuẩn ván MDF

Tùy vào loại ván mà bạn sử dụng, hãy dựa vào các yêu cầu kỹ thuật và chỉ tiêu cơ lý dưới đây để áp dụng cho sản phẩm của mình. Tránh trường hợp gặp vấn đề trong quá trình chứng nhận.

Yêu cầu kỹ thuật chung đối với chứng nhận hợp chuẩn ván MDF

Tên chỉ tiêu Mức
  1. Sai lệch so với kích thước danh nghĩa:
Chiều dày (mm):
  • Đối với chiều dày từ 1,8 mm đến 19 mm
± 0,2
  • Đối với chiều dày lớn hơn 19mm
± 0,3
  • Chiều dài, chiều rộng (mm/m)
± 2, nhưng không vượt quá ± 5 mm
  • Độ vuông góc (mm/m) không lớn hơn
2
  • Độ thẳng của cạnh (mm/m) không lớn hơn
1,5
  1. Sai lệch khối lượng thể tích so với giá trị trung bình trong cùng một năm (%)
± 7
  1. Độ ẩm (%)
Từ 8 đến 12
  1. Lực bám giữ đinh vít (N) không nhỏ hơn
  • Trên bề mặt
950
  • Trên mặt cạnh
650
  1. Hàm lượng formaldehyt (2) theo phương pháp chiết (Perforator)
Loại E1: ≤ 9 mg/100g

Loại E2: ≤ 30 mg/100g

CHÚ THÍCH:

1) Chỉ quy định đối với ván sợi có chiều dày lớn hơn 15 mm.

2) Loại E1: Hàm lượng formaldehyt trong ván MDF tính cho khoảng thời gian lớn nhất giữa hai lần thử nghiệm là 24 giờ đối với quá trình sản xuất.

Loại E2: Hàm lượng formaldehyt trong ván MDF tính cho khoảng thời gian lớn nhất giữa hai lần thử nghiệm là một tuần đối với quá trình sản xuất.

Các chỉ tiêu cơ lý đối với chứng nhận hợp chuẩn ván MDF.D

Tên chỉ tiêu Mức, theo chiều dày (mm)
Từ 1,8 đến 2,5 Từ 2,5 đến 4 Từ 4 đến 6 Từ 6 đến 9 Từ 9 đến 12 Từ 12 đến 19 Từ 19 đến 30 Từ 30 đến 45 Lớn hơn 45
  1. Độ trương nở chiều dày sau 24 giờ ngâm trong nước (%) không lớn hơn.
45 35 30 17 15 12 10 8 6
  1. Độ bền kéo vuông góc với mặt ván (MPa) không nhỏ hơn
0,65 0,65 0,65 0,65 0,60 0,55 0,55 0,50 0,50
  1. Độ bền uốn tĩnh (MPa) không nhỏ hơn 
23 23 23 23 22 20 18 17 15
  1. Modun đàn hồi uốn tĩnh (MPa) không nhỏ hơn.
2700 2700 2500 2200 2100 1900 1700

Các chỉ tiêu cơ lý đối với  chứng nhận hợp chuẩn ván MDF.H

Tên chỉ tiêu Mức, theo chiều dày (mm)
Từ 1,8 đến 2,5 Từ 2,5 đến 4 Từ 4 đến 6 Từ 6 đến 9 Từ 9 đến 12 Từ 12 đến 19 Từ 19 đến 30 Từ 30 đến 45 Lớn hơn 45
  1. Độ trương nở chiều dày sau 24 giờ ngâm trong nước (%) không lớn hơn.
35 30 18 12 10 8 7 7 6
  1. Độ bền kéo vuông góc với mặt ván (MPa) không nhỏ hơn
0,70 0,70 0,70 0,80 0,80 0,75 0,75 0,70 0,60
  1. Độ bền uốn tĩnh (MPa) không nhỏ hơn 
27 27 27 27 26 24 22 17 15
  1. Modun đàn hồi uốn tĩnh (MPa) không nhỏ hơn.
2700 2700 2700 2700 2500 2400 2300 2200 2000
  1. Độ biên ẩm
Lựa chọn 1a) Độ trương nở chiều dày, sau khi thử chu kỳ  nhiệt ẩm (%), không lớn hơn. 50 40 25 19 16 15 15 15 15
Độ bền kéo vuông góc với mặt ván sau khi thử chu kỳ nhiệt ẩm (MPa) không nhỏ hơn 0,35 0,35 0,35 0,30 0,25 0,20 0,15 0,10 0,10
Lựa chọn 2b) Độ bền kéo vuông góc với mặt ván sau khi thử sôi (MPa) không nhỏ hơn 0,20 0,20 0,20 0,15 0,15 0,12 0,12 0,10 0,10
  1. Áp dụng cho tất cả các chủng loại ván MDF
  2. Chỉ áp dụng cho ván MDF trên cơ sở chất kết dính là phenolic và các loại khác tương đương.

Các chỉ tiêu cơ lý đối với  chứng nhận hợp chuẩn ván MDF.LA

Tên chỉ tiêu Mức, theo chiều dày (mm)
Từ 1,8 đến 2,5 Từ 2,5 đến 4 Từ 4 đến 6 Từ 6 đến 9 Từ 9 đến 12 Từ 12 đến 19 Từ 19 đến 30 Từ 30 đến 45 Lớn hơn 45
  1. Độ trương nở chiều dày sau 24 giờ ngâm trong nước (%) không lớn hơn.
45 35 30 17 15 12 10 8 6
  1. Độ bền kéo vuông góc với mặt ván (MPa) không nhỏ hơn
0,70 0,70 0,70 0,70 0,65 0,60 0,60 0,55 0,50
  1. Độ bền uốn tĩnh (MPa) không nhỏ hơn 
29 29 29 29 27 25 23 21 19
  1. Modun đàn hồi uốn tĩnh (MPa) không nhỏ hơn.
3000 3000 3000 3000 2800 2500 2300 2100 1900

Các chỉ tiêu cơ lý đối với  chứng nhận hợp chuẩn ván MDF.HLS

Tên chỉ tiêu Mức, theo chiều dày (mm)
Từ 1,8 đến 2,5 Từ 2,5 đến 4 Từ 4 đến 6 Từ 6 đến 9 Từ 9 đến 12 Từ 12 đến 19 Từ 19 đến 30 Từ 30 đến 45 Lớn hơn 45
  1. Độ trương nở chiều dày sau 24 giờ ngâm trong nước (%) không lớn hơn.
35 30 18 12 10 8 7 7 6
  1. Độ bền kéo vuông góc với mặt ván (MPa) không nhỏ hơn
0,70 0,70 0,70 0,80 0,80 0,75 0,75 0,70 0,60
  1. Độ bền uốn tĩnh (MPa) không nhỏ hơn 
34 34 34 34 32 30 28 21 19
  1. Modun đàn hồi uốn tĩnh (MPa) không nhỏ hơn.
3000 3000 3000 3000 2800 2700 2600 2400 2200
  1. Độ biên ẩm
Lựa chọn 1a) Độ trương nở chiều dày, sau khi thử chu kỳ  nhiệt ẩm (%), không lớn hơn. 50 40 25 19 16 15 15 15 15
Độ bền kéo vuông góc với mặt ván sau khi thử chu kỳ nhiệt ẩm (MPa) không nhỏ hơn 0,35 0,35 0,35 0,30 0,25 0,20 0,15 0,10 0,10
Lựa chọn 2b) Độ bền kéo vuông góc với mặt ván sau khi thử sôi (MPa) không nhỏ hơn 0,20 0,20 0,20 0,15 0,15 0,12 0,12 0,10 0,10
  1. Áp dụng cho tất cả các chủng loại ván MDF
  2. Chỉ áp dụng cho ván MDF trên cơ sở chất kết dính là phenolic và các loại khác tương đương.
  • Chủng loại ván MDF.HLS sử dụng cho cấp chịu tải ngắn hoặc tức thời

Vì sao phải chứng nhận hợp chuẩn ván MDF theo TCVN 7553

Các doanh nghiệp cần chứng nhận hợp chuẩn ván MDF phù hợp với TCVN 7753: 2017 vì những lý do sau:

  • Chứng tỏ rằng sản phẩm của nhà sản xuất ván MDF tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 7753: 2017.
  • Chứng nhận TCVN 7753: 2017 về tiêu chuẩn ván MDF là bắt buộc để nâng cao danh tiếng của nhà sản xuất, thiết lập khả năng sản xuất các sản phẩm chất lượng cao và giúp công việc của họ trở nên dễ dàng hơn, tăng nhanh quy mô trên thị trường. Thương hiệu của nhà sản xuất sẽ được quảng bá hiệu quả hơn trên các phương tiện truyền thông với sự trợ giúp của giấy chứng nhận hợp chuẩn.
  • Việc cho phép các nhà sản xuất  đánh giá các quy trình đảm bảo chất lượng của họ giúp ổn định chất lượng, giảm sai sót của sản phẩm và thúc đẩy sản lượng thông qua được cải tiến liên tục.
  • Ngoài ra, hầu hết các khách hàng và dự án đều yêu cầu cơ sở sản xuất phải có bên thứ ba chứng nhận chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào sử dụng để đảm bảo sự ổn định và an toàn của công trình khi sử dụng.

Chứng nhận hợp chuẩn ván MDF

Các bước chứng nhận hợp chuẩn ván MDF theo TCVN 7553

Cũng giống như các chứng nhận khác tại VIETNAM CERT thì chứng nhận hợp chuẩn ván MDF sẽ gồm các bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký chứng nhận
  • Bước 2: Xem xét trước đánh giá
  • Bước 3: Đánh giá chứng nhận 
  • Bước 4: Thẩm xét hồ sơ đánh giá
  • Bước 5: Cấp giấy chứng nhận
  • Bước 6: Giám sát định kỳ
  • Bước 7: Chứng nhận lại

Chứng nhận hợp chuẩn ván MDF

VIETNAM CERT cung cấp dịch vụ tư vấn chứng nhận hợp chuẩn ván MDF theo TCVN 7753 và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công bố hợp tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ thông tin bên dưới.


TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Trụ sở: 51 đường số 2, Khu đô thị Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

CN1: Lô 8 khu đô thị mới Định Công, P. Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

CN2: Tổ dân phố Tây Trinh, P.Kỳ Trinh, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Hotline: 0886.11.12.18  hoặc  0945.46.40.47        

Email: info@vietnamcert.vn   

Web: www.vietnamcert.vn


THAM KHẢO THÊM: