Tiêu chuẩn BRC là gì ?

Tiêu chuẩn BRC là gì ?

Tiêu chuẩn BRC là tiêu chuẩn về An toàn thực phẩm, tiêu chuẩn này là chương trình chứng nhận an toàn và chất lượng được sử dụng bởi 28.000 nhà cung cấp được chứng nhận ở trên 130 quốc gia. Chứng nhận được cấp thông qua mạng lưới các tổ chức chứng nhận được công nhận trên toàn cầu. Tiêu chuẩn toàn cầu của BRC là thương hiệu quốc tế hàng đầu để xây dựng lòng tin trong chuỗi cung ứng. Tiêu chuẩn BRC cho FS, vật liệu đóng gói, bao bì, lưu trữ và phân phối, sản phẩm tiêu dùng, đại lý, trung gian, và bán lẻ đã thiết lập các chuẩn cho thực hành sản xuất tốt (GMP) và cho phép người tiêu dùng an tâm rằng các sản phẩm này an toàn, hợp pháp và chất lượng cao (xem hình).

Tiêu chuẩn BRC về An toàn Thực phẩm ban hành lần 8 được xuất bản vào tháng 01 năm 2018 (BRCGS 2018). Tiêu chuẩn BRC là bộ khung trong quản lý An toàn thực phẩm cho tính toàn vẹn, tính pháp lý, chất lượng và kiểm soát các tiêu chí liên quan trong vận hành đối với công tác sản xuất, chế biến, và đóng gói thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm.

Mục đích của Tiêu chuẩn BRC:

  • Khuyến khích xây dựng văn hóa an toàn sản phẩm.
  • Mở rộng yêu cầu giám sát môi trường để phản ánh tầm quan trọng ngày càng cao của kỹ thuật này.
  • Khuyến khích cơ sở doanh nghiệp xây dựng hệ thống an ninh và phòng vệ thực phẩm.
  • Làm rõ yêu cầu đối với các khu vực sản xuất có tính rủi ro cao (high risk), được quan tâm cao (high care), và khu vực sản xuất có quan tâm đến môi trường xung quanh cao (ambient hight care) Làm rõ hơn yêu cầu đối với cơ sở sản xuất thức ăn vật nuôi.
  • Đảm bảo khả năng áp dụng toàn cầu và nối chuẩn với GFSI.
Tiêu chuẩn BRC và công nhận của GFSI
Tiêu chuẩn BRC và công nhận của GFSI

Ghi chú: Tiêu chuẩn Toàn cầu BRC về An toàn Thực phẩm ban hành lần 8 được GFSI công nhận. Chữ cái trong cột bên phải là phạm vi công nhận của GFSI, như sau: BII = Trồng ngũ cốc và đậu đỗ; C0 =Giết mổ, chế biến, xử lý sơ cấp động vật; CI = Chế biến sản phẩm dễ hỏng có nguồn gốc động vật; CII = Chế biến sản phẩm dễ hỏng có nguồn gốc thực vật; CIII = Chế biến sản phẩm dễ hỏng có nguồn gốc động – thực vật (sản phẩm hỗn hợp); CIV = Chế biến sản phẩm có nguồn gốc động – thực vật bền vững ở môi trường xung quanh (sản phẩm hỗn hợp); FII = đại lý/trung gian thực phẩm; G = Cung cấp dịch vụ lưu trữ và phân phối; I = Sản xuất bao bì đóng gói thực phẩm; K = sản xuất sản phẩm sinh hóa và nuôi cấy sinh học được dùng làm nguyên liệu thực phẩm.

Nội dung của tiêu chuẩn BRC

Tiêu chuẩn toàn cầu của BRC về an toàn thực phẩm được chia thành 9 mục như sau.

Cam kết của lãnh đạo cấp cao: Cam kết của lãnh đạo cấp cao là thiết yếu để xây dựng văn hóa An toàn thực phẩm tốt và là điều kiện cần để đảm bảo tính hiệu quả, triển khai và liên tục xây dựng, phát triển hệ thống An toàn thực phẩm

Kế hoạch an toàn thực phẩm: Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Phân tích rủi ro và mối nguy một cách có hiệu quả cho phép doanh nghiệp xác định và quản lý mối nguy có thể biến thành rủi ro đối với an toàn, chất lượng và tính toàn vẹn của sản phẩm. Tiêu chuẩn BRC yêu cầu xây dựng chương trình HACCP hiệu quả dựa trên yêu cầu của hệ thống Codex Alimentarius được toàn thế giới công nhận.

Hệ thống quản lý an toàn và chất lượng thực phẩm: Hệ thống nhằm đảm bảo doanh nghiệp triển khai hệ thống quản lý một cách toàn diện, được thể hiện dưới dạng văn bản là cơ sở cho kiểm soát sản phẩm và các quá trình cần thiết để sản xuất sản phẩm an toàn, đáp ứng mong đợi của khách hàng và đảm bảo nhân viên được đào tạo bài bản.

Các tiêu chuẩn cơ sở: Mục này nói về tính phù hợp, sạch sẽ, kiểm soát cơ sở bao gồm điều kiện nhà máy, vệ sinh, thiết bị, kiểm soát sinh vật gây hại, kiểm soát dị vật, phòng vệ thực phẩm và an ninh tại cơ sở.

Kiểm soát sản phẩm: Công tác thiết lập kiểm soát sản phẩm, như quản lý các chất dị ứng, phòng ngừa gian lận thực phẩm và kiểm tra sản phẩm, rất quan trọng để cung cấp sản phẩm hàng thật, an toàn một cách đáng tin cậy.

Kiểm soát quá trình: Điều này giúp đảm bảo rằng các văn bản HACCP được đưa vào triển khai thường ngày, với các quy trình hiệu quả để tạo ra sản phẩm thống nhất với mức độ chất lượng phải có.

Nhân sự: Tập huấn, trang phục bảo bộ, và thực hành vệ sinh là các nội dung trong phần này.

Các khu vực sản xuất có rủi ro cao (high risk), được quan tâm cao (high care), và có mức độ quan tâm môi trường xung quanh cao (ambient hight care): Trong tiêu chuẩn thì đây là mục thảo luận cụ thể về sản phẩm dễ bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn và vì thế cần phải tăng cường kiểm soát để đảm bảo an toàn sản phẩm.

Yêu cầu cho sản phẩm thương mại: Đây là mục tự nguyện của tiêu chuẩn dành cho cơ sở nào mua đi bán lại thực phẩm, nó nằm trong phạm vi của tiêu chuẩn này và được lưu trữ tại cơ sở đó, nhưng không được sản xuất, chế biến bổ sung hoặc đóng gói tại cơ sở được đánh giá.

Quý doanh nghiệp cần tư vấn, chứng nhận tiêu chuẩn BRC vui lòng liên hệ Công ty TNHH Kiểm định và Chứng nhận Việt Nam (VIETNAM CERT) theo số hotline 0886111218 hoặc email info@vietnamcert.vn, chúng tôi luôn hỗ trợ 24/24