Kiểm kê khí nhà kính

Từ 1/10/2023, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường EU bắt buộc phải thực hiện Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của châu Âu, trước mắt là thực hiện Báo cáo kiểm kê và giảm phát thải khí nhà kính.

Hãy cùng VIETNAM CERT tìm hiểu chi tiết về hoạt động “Kiểm kê khí nhà kính” nhé.   

Kiểm kê khí nhà kính là gì?

Kiểm kê khí nhà kính là hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Kiểm kê khí nhà kính
Kiểm kê khí nhà kính là gì?

Kiểm kê khí nhà kính có bắt buộc không?

Việc kiểm kê khí nhà kính là hoạt động bắt buộc đối với tất cả các tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật số 72/2020/QH14) có hiệu lực thi hành, quy định các doanh nghiệp thuộc Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện Kiểm kê khí nhà kính.

Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn và Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính:

  • 3000 cơ sở trọng điểm nằm trong danh mục bắt buộc phải thực hiện kiểm kê và có biện pháp giảm nhẹ.
  • Các cơ sở không thuộc đối tượng quy định được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ. 

Lợi ích khi kiểm kê khí nhà kính

Kiểm kê khí nhà kính mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm:

  • Tuân thủ quy định và yêu cầu của pháp luật Việt Nam
  • Xây dựng hình ảnh và uy tín với các khách hàng
  • Phát triển biện pháp giảm thiểu khí nhà kính
  • Xác định nguồn gốc và lượng khí nhà kính để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước
  • Hiểu rõ hơn về tác động của hoạt động lên môi trường để đáp ứng các yêu cầu khách hàng đưa ra.

Trung tâm kiểm định và chứng nhận Việt Nam (VIETNAM CERT) là tổ chức tư vấn, chứng nhận ISO, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy. VIETNAM CERT đã cấp chứng nhận cho nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng trong cả nước. Các thế mạnh của VIETNAM CERT là chi phí hợp lý, thời gian nhanh chóng, các thủ tục đơn giản, chính xác. Một số dịch vụ chúng tôi cung cấp:
– Chứng nhận ISO 9001, ISO 14001; ISO 45001; ISO 27001; HACCP/ISO 22000; ISO 13485; ISO 27001; SA 8000; IATF 16949; FSSC 22000; BRC; BSCI
– Chứng nhận hợp chuẩn: TCVN; ASTM; EN; BS; GB; JIS…
– Chứng nhận hợp quy (QCVN)
– Tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn Rừng bền vững: FSC FM/CoC/CW; PEFC; VFCS
– Thử nghiệm VLXD, sản phẩm thực phẩm, thử nghiệm NDT
– Kiểm định thiết bị
– Đào tạo ISO

Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính

Các yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính theo các quy trình sau:

  • Phương pháp kiểm kê khí nhà kính được áp dụng theo các hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu;
  • Số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính phải đảm bảo tính liên tục, độ chính xác và tin cậy, có thể kiểm tra, so sánh và đánh giá;
  • Báo cáo kiểm kê khí nhà kính phải thể hiện đầy đủ thông tin về phương pháp kiểm kê, số liệu hoạt động, hệ số phát thải áp dụng và kết quả kiểm kê khí nhà kính;
  • Thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính tuân thủ trình tự thẩm định do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đảm bảo tính nhất quán và độ tin cậy;
  • Thông tin về kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, lĩnh vực được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và các lĩnh vực liên quan.

Đối tượng phải thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính 

Các đối tượng phải thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm:

  • Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
  • Các bộ quản lý lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp là các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng.
  • Các tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Nghị định 06/2022/NĐ-CP được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.

Phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

  • Phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính bao gồm các bước sau:
  • Các biện pháp chính sách, quản lý hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
  • Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực, cấp cơ sở;
  • Công nghệ, quy trình sản xuất, dịch vụ ít phát thải khí nhà kính;
  • Các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Cơ quan đầu mối kiểm kê quốc gia khí nhà kính

Cơ quan đầu mối kiểm kê quốc gia khí nhà kính sẽ có trách nhiệm sau:

  • Chủ trì tổ chức hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia; xác định kỳ kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực và cấp cơ sở để bảo đảm sự thống nhất theo quy định;
  • Phổ biến các phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia và cấp lĩnh vực theo hướng dẫn của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu;
  • Phối hợp với các bộ quản lý lĩnh vực công bố phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở;
  • Công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính;
  • Kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng kiểm kê quốc gia khí nhà kính, hướng dẫn thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực, quy định trình tự thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở;
  • Tổ chức xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu trực tuyến về kiểm kê khí nhà kính; cập nhật số liệu hoạt động, kết quả kiểm kê khí nhà kính và thông tin liên quan vào cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu.

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong kiểm kê khí nhà kính

Các doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm trong việc kiểm kê khí nhà kính bao gồm:

Xây dựng, thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở giai đoạn từ năm 2023 đến hết năm 2025 phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở;

Xây dựng, phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030, điều chỉnh, cập nhật hằng năm (nếu có) gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ quản lý lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP và cơ quan chuyên môn có liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 12 năm 2025.

VIETNAM CERT Tổ chức lập báo cáo, kiểm kê khí nhà kính

VIETNAM CERT là tổ chức đủ điều kiện thực hiện thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quy định tại khoản 1 Nghị định 06/2022/NĐ-CP về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận Việt Nam (VIETNAM CERT) là tổ chức thứ 3 độc lập. VIETNAM CERT cấp các loại chứng nhận như Chứng nhận hợp chuẩnChứng nhận hợp quyKiểm định thiết bị…Ngoài ra VIETNAM CERT còn là tổ chức Tư vấn, chứng nhận ISO (ISO 9001ISO 14001ISO 45001HACCP/ISO 22000…). Các thủ tục chứng nhận của VIETNAM CERT đơn giản, nhanh chóng, chính xác và chi phí hợp lý.

Kiểm kê và báo cáo giảm phát thải khí nhà kính sẽ giúp các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu quy định của pháp luật và các yêu cầu của thị trường xuất khẩu, trong đó có EU.


TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Trụ sở: 51 đường số 2, Khu đô thị Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

CN1: P604, CT6, Khu đô thị mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

CN2: Tổ dân phố Tây Trinh, P.Kỳ Trinh, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Hotline: 0886.11.12.18  hoặc   0945.46.40.47

Email: info@vietnamcert.vn

Website: www.vietnamcert.vn


Xem thêm: