Xây dựng hình ảnh xuất khẩu gỗ bền vững với chứng chỉ FSC

Trong chuỗi sự kiện tổ chức tại Quy Nhơn, Bình Định nhân Hội chợ quốc tế Hàng phong cách ngoài trời (Q-Fair 2024, từ ngày 9 – 12.3), cộng đồng doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam cùng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, mở rộng thị trường.

Xây dựng hình ảnh xuất khẩu gỗ bền vững với chứng chỉ FSC
Góc trưng bày sản phẩm gỗ xuất khẩu tại Q-Fair 2024. Ảnh: Xuân Nhàn.

Năm nay, ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 15,2 tỉ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ chiếm 14,2 tỉ USD, tăng 6% so với năm 2023.

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm gỗ với vị trí thứ nhất Đông Nam Á, thứ 2 châu Á và thứ 5 toàn thế giới. Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, ông Vũ Bá Phú, thị trường đồ gỗ Việt Nam hiện có mặt tại 140 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hàng Việt “ghi dấu ấn” từ nguyên liệu đầu vào cho các ngành chế biến, xây dựng đến sản phẩm có tính hoàn thiện cao.

Cả nước có 5.400 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến đồ gỗ. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Quốc Trị, không có nhiều doanh nghiệp đủ điều kiện, năng lực xuất khẩu trực tiếp mà chủ yếu phải thông qua trung gian, chưa tối đa hóa được lợi ích từ hoạt động xuất khẩu.

Xây dựng hình ảnh xuất khẩu gỗ bền vững với chứng chỉ FSC
Một mẫu nhà gỗ trưng bày trên bãi biển Quy Nhơn. Ảnh: Xuân Nhàn.

Câu chuyện cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững (FSC), chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm (COC) dù không mới nhưng vẫn còn là thời sự. Tại hội thảo “Chứng nhận FSC COC, hành trang thiết yếu của doanh nghiệp ngành gỗ”, đại diện Công ty TNHH Chứng nhận KNA CERT cho biết, đến cuối năm 2023, số doanh nghiệp có chứng chỉ FSC/COC ở Việt Nam chỉ mới là 1.654 đơn vị.

Nhiều quốc gia, đặc biệt là quốc gia phát triển, tức những thị trường chính của hàng gỗ xuất khẩu Việt Nam đang đặt rào cản nghiêm ngặt đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu. Tại châu Âu, từ tháng 12.2024, Quy định chống mất rừng của EU (EUDR) có hiệu lực. EUDR là quy định thuộc Thỏa thuận xanh EU, cấm nhập khẩu 7 nhóm mặt hàng gồm cà phê, dầu cọ, gỗ, cao su, thịt bò, ca cao và đậu nếu quá trình sản xuất gây mất rừng.

Nhật Bản yêu cầu 100% sản phẩm gỗ nhập khẩu phải đi kèm chứng nhận SFC. Đức có luật về nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, bao gồm tình trạng sử dụng lao động, tiền lương, xử lý phát thải… Mỹ, thị trường số một, mang về 7,7 tỉ/14,47 tỉ USD giá trị xuất khẩu các mặt hàng gỗ, lâm sản năm 2023 còn khắc nghiệt hơn.

Xây dựng hình ảnh xuất khẩu gỗ bền vững với chứng chỉ FSC
Gặp gỡ, kết nối quan hệ hợp tác tiêu thụ sản phẩm tại hội chợ gỗ. Ảnh: Xuân Nhàn.

FSC do vậy là tấm vé bắt buộc để đồ gỗ Việt Nam có cửa hợp pháp đi xa. Việc tổ chức liên tiếp hai hội thảo liên quan FSC trong không gian Q-Fair 2024 (hội thảo thứ hai “FSC với quy định EUDR, kiểm kê khí nhà kính của doanh nghiệp ngành gỗ” do FSC Việt Nam & Forest Trends tổ chức trưa 11.3) cho thấy nhu cầu được hướng dẫn, cập nhật, trang bị kiến thức, năng lực thực hành của doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ đã cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Đỗ Xuân Lập tuyên bố: “Một trong những giải pháp trọng tâm của năm 2024 là tạo hình ảnh ngành gỗ Việt Nam phát triển bền vững, dựa trên yếu tố cơ bản là sử dụng gỗ có chứng chỉ FSC và sản phẩm giảm phát thải”.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị yêu cầu phải tích hợp nhiều giá trị trong một mặt hàng gỗ xuất khẩu. “Làm sao giảm được nhiều nhất phát thải mà vẫn mang lại giá trị cao nhất” – ông Trị đặt vấn đề rồi gợi ý: “Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp chế biến phải đi trước một bước, liên kết với người trồng rừng để phát triển loại rừng gỗ lớn. Làm vậy, không chỉ người trồng rừng hưởng lợi mà chính các doanh nghiệp cũng chủ động nguồn nguyên liệu có chứng chỉ, có nguồn gốc hợp pháp, rõ ràng”.

Nguồn bài viết: Báo Lao Động

Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận Việt Nam (VIETNAM CERT) là đơn vị hỗ trợ tư vấn, xây dựng, đào tạo và cấp chứng nhận tiêu chuẩn FSC cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tại Việt Nam. Các thế mạnh của VIETNAM CERT là chi phí hợp lý, thời gian nhanh chóng, các thủ tục đơn giản, chính xác. Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cần chứng nhận FSC hãy liên hệ VIETNAM CERT để được chúng tôi hỗ trợ.


TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Trụ sở: 51 đường số 2, Khu đô thị Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

CN1: P604, CT6, Khu đô thị mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

CN2: Tổ dân phố Tây Trinh, P.Kỳ Trinh, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Hotline: 0886.11.12.18  hoặc   0945.46.40.47

Email: info@vietnamcert.vn

Website: www.vietnamcert.vn


Xem thêm: