Theo QCVN 16:2023/BXD có bao nhiêu phương thức chứng nhận hợp quy?

Theo QCVN 16:2023/BXD có bao nhiêu phương thức chứng nhận hợp quy?. Từ ngày 1/1/2024, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu Vật liệu xây dựng sẽ phải tuân thủ theo Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD và thực hiện chứng nhận hợp quy theo phương thức nào? Đây là một câu hỏi quan trọng mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm.

Giới thiệu về Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD

Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được ban hành bởi Bộ Xây dựng và có hiệu lực từ ngày 1/1/2024. Theo quy chuẩn này, có 3 phương thức chứng nhận hợp quy là (1,5,7). Tuy nhiên, phương thức 5 và phương thức 7 là 2 phương thức thường được sử dụng.

Với phương thức 5, các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Với phương thức 7, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Theo QCVN 16:2023/BXD có bao nhiêu phương thức chứng nhận hợp quy?
Tìm hiểu về Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD

Xem thêm: Chứng nhận hợp quy VLXD tại đây.

Đối tượng áp dụng Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD

Các đối tượng phải chứng nhận hợp quy theo Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD bao gồm:

  • Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
  • Các tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện việc đánh giá, chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
  • Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu Vật liệu xây dựng

Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải đảm bảo không gây mất an toàn trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng. Khi lưu thông trên thị trường, đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phải có giấy chứng nhận hợp quy và thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan kiểm tra tại địa phương; đối với hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận hợp quy.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng sản phẩm phải kê khai đúng chủng loại sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với danh mục sản phẩm quy định tại Bảng 1, Phần 2 của Quy chuẩn này. Trường hợp không rõ chủng loại sản phẩm, hàng hóa các tổ chức, cá nhân có liên quan phải phối hợp với Tổ chức chứng nhận hợp quy, Tổ chức thử nghiệm để thực hiện việc định danh loại sản phẩm.

Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, nhập khẩu quy định tại Bảng 1, Phần 2 của Quy chuẩn này áp dụng biện pháp quản lý dựa trên kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao gói hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trong chứng chỉ chất lượng, tài liệu kỹ thuật của sản phẩm theo quy định về dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN.

Xem thêm: Quy trình chứng nhận hợp quy VLXD của VIETNAM CERT tại đây.

Theo QCVN 16:2023/BXD có bao nhiêu phương thức chứng nhận hợp quy?

Theo Quy chuẩn mới là Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD sẽ có 3 phương thức chứng nhận hợp quy là (1,5,7). Tuy nhiên, có 2 phương thức thường được sử dụng là phương thức 5 (dành cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước), và phương thức 7 (dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu). Với phương thức 5 và phương thức 7 sẽ được thực hiện như sau:

– Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

– Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu.

Theo QCVN 16:2023/BXD có bao nhiêu phương thức chứng nhận hợp quy?
Có bao nhiêu phương thức chứng nhận hợp quy?

Quy định về công bố hợp quy cho sản phẩm Vật liệu xây dựng

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu.

Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy tại Cơ quan kiểm tra tại địa phương nơi đăng ký kinh doanh dựa trên Kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN và Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN (Áp dụng phiên bản mới nhất khi được thay thế, sửa đổi).

Theo QCVN 16:2023/BXD có bao nhiêu phương thức chứng nhận hợp quy?
Quy định về công bố hợp quy Vật liệu xây dựng

Xem thêm: Công bố hợp quy tại đây.

Chứng nhận hợp quy VLXD uy tín nhanh chóng tại VIETNAM CERT

VIETNAM CERT là một trong những tổ chức chứng nhận hợp quy uy tín theo Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD. VIETNAM CERT cung cấp các dịch vụ chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2023/BXD. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu Vật liệu xây dựng sẽ phải tuân thủ theo Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD và thực hiện chứng nhận hợp quy theo phương thức nào? Theo Quy chuẩn mới là Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD sẽ có 3 phương thức chứng nhận hợp quy là (1,5,7). 

Tuy nhiên, có 2 phương thức thường được sử dụng là phương thức 5 (dành cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước), và phương thức 7 (dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu). VIETNAM CERT cam kết đảm bảo hoạt động chứng nhận đầy đủ tính pháp lý, minh bạch và phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Đội ngũ chuyên gia tại VIETNAM CERT có kinh nghiệm sâu rộng trong quá trình sản xuất các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả. 

Ngoài ra, VIETNAM CERT còn cung cấp các dịch vụ tư vấn, chứng nhận hợp chuẩnhợp quychứng nhận ISO 9001FSCHACCP , Đào tạo an toàn lao động; Quan trắc môi trường….Và nhiều dịch vụ khác phù hợp với mọi doanh nghiệp với sự hỗ trợ nhiệt tình từ chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp đạt mọi chứng nhận mà doanh nghiệp cần.

VIETNAM CERT đã cấp chứng nhận cho nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng trong cả nước. Các thế mạnh của VIETNAM CERT là chi phí hợp lý, thời gian nhanh chóng, các thủ tục đơn giản, chính xác. Một số dịch vụ chúng tôi cung cấp:
 Chứng nhận ISO 9001, ISO 14001; ISO 45001; ISO 27001; HACCP/ISO 22000; ISO 13485; ISO 27001; SA 8000; IATF 16949; FSSC 22000; BRC; BSCI
– Chứng nhận hợp chuẩn: TCVN; ASTM; EN; BS; GB; JIS…
– Chứng nhận hợp quy (QCVN)
– Tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn Rừng bền vững: FSC FM/CoC/CW; PEFC; VFCS
– Thử nghiệm VLXD, sản phẩm thực phẩm, thử nghiệm NDT
– Kiểm định thiết bị

Nếu bạn cần thêm thông tin, hoặc các thông tin khác về chứng nhận hợp quy hãy liên hệ với VIETNAM CERT để được tư vấn chi tiết hơn.


TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Trụ sở: 51 đường số 2, Khu đô thị Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

CN1: P604, CT6, Khu đô thị mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

CN2: Tổ dân phố Tây Trinh, P.Kỳ Trinh, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Hotline: 0886.11.12.18  hoặc   0945.46.40.47

Email: info@vietnamcert.vn

Website: www.vietnamcert.vn


Xem thêm: