Quy định chung về biện pháp quản lý vật liệu xây dựng nhập khẩu

Vật liệu xây dựng nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Việc quản lý chặt chẽ chất lượng của loại vật liệu này là cần thiết để đảm bảo an toàn công trình, sức khỏe người sử dụng và bảo vệ môi trường. Bài viết này sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp nhập khẩu thông tin về quy định chung về biện pháp quản lý vật liệu xây dựng nhập khẩu theo Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD và Luật Sản phẩm hàng hóa.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Xây dựng số 05/2014/QH13 ngày 24/6/2014: Quy định về quản lý hoạt động xây dựng, bao gồm cả việc nhập khẩu vật liệu xây dựng.
  • Nghị định số 9/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ: Quy định chi tiết về quản lý vật liệu xây dựng.
  • Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD: Quy định về công bố hợp quy, công bố chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Đối tượng áp dụng

  • Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
  • Các tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện việc đánh giá, chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
  • Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
Quy định chung về biện pháp quản lý vật liệu xây dựng nhập khẩu
Đối tượng phải kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy cho vật liệu xây dựng nhập khẩu

Quy định chung về biện pháp quản lý vật liệu xây dựng nhập khẩu

Các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải đảm bảo không gây mất an toàn trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng sản phẩm phải kê khai đúng chủng loại sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với danh mục sản phẩm quy định tại Bảng 1, Phần 2 của Quy chuẩn này. Trường hợp không rõ chủng loại sản phẩm, hàng hóa các tổ chức, cá nhân có liên quan phải phối hợp với Tổ chức chứng nhận hợp quy, Tổ chức thử nghiệm để thực hiện việc định danh loại sản phẩm.

Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên bao gói hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trong chứng chỉ chất lượng, tài liệu kỹ thuật của sản phẩm theo quy định về dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN.

Quy định chung về biện pháp quản lý vật liệu xây dựng nhập khẩu
Quy định chung về biện pháp quản lý vật liệu xây dựng nhập khẩu

Xem thêm: Công bố hợp quy tại đây.

Quy định về chứng nhận hợp quy

Các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn (sau đây gọi tắt là Thông tư 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư 02/2017/TT-BKHCN), đối với vật liệu xây dựng nhập khẩu chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 hoặc phương thức 7:

Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 01 năm. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.

Hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu áp dụng phương thức này khi:

+ Cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng này và chứng chỉ đang còn hiệu lực

+ Giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.

– Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu.

Xem thêm: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tại đây.

Hồ sơ cần có khi kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu gồm những gì?

Hồ sơ cần có khi kiểm tra chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng mà các doanh nghiệp cần có gồm:

  • Đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Đăng ký chứng nhận hợp quy
  • Hợp đồng
  • Hóa đơn
  • Vận đơn
  • Packing list
  • Tờ khai
  • CO (nếu có)
  • CQ (nếu có)
  • Mô tả hàng hóa có gắn hình ảnh sản phẩm
  • Nhãn hàng hóa có gắn dấu chứng nhận hợp quy
Quy định chung về biện pháp quản lý vật liệu xây dựng nhập khẩu
Hồ sơ cần có khi kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu

Thủ tục kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu

Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ Đăng ký KTCL tại Sở XD + Đăng ký Chứng nhận hợp quy tại VIETNAM CERT (Thành phần hồ sơ theo trang 1, Cần gửi cho VIETNAM CERT check hs trước khi nộp)

Bước 2: Nộp hồ sơ Đăng ký KTCL tại Sở XD và Đăng ký CNHQ tại VIETNAM CERT (đối với Sở XD nộp trực tiếp qua 1 cửa, Đối với VIETNAM CERT có thể Chuyển phát nhanh hồ sơ hoặc gửi file nén trước và nộp bổ sung bản cứng sau)

Bước 3: Lấy đăng ký có dấu của Sở XD để nộp cho Hải quan và thông quan hàng hóa. Sau đó đưa hàng về kho

Bước 4: Đưa hàng về kho và báo trước cho VIETNAM CERT để tiến hành đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm

Bước 5: Sau khi có kết quả sản phẩm Đạt quy chuẩn, VIETNAM CERT sẽ cấp chứng nhận hợp quy + phiếu thử nghiệm

Bước 6: Doanh nghiệp nộp chứng nhận hợp quy + phiếu thử nghiệm + (giấy tờ khác nếu thiếu ) cho sở Xây Dựng để đóng hồ sơ nhập khẩu

Xem thêm: Quy trình chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng của VIETNAM CERT tại đây.

Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng nhập khẩu uy tín tại VIETNAM CERT

Việc tuân thủ quy định chung về biện pháp quản lý vật liệu xây dựng nhập khẩu là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp. VIETNAM CERT sẽ là đơn vị đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu uy tín và phát triển bền vững. VIETNAM CERT là đơn vị uy tín trong lĩnh vực kiểm định chất lượng và chứng nhận sản phẩm. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại, VIETNAM CERT cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng.

Ngoài ra, VIETNAM CERT còn cung cấp các dịch vụ tư vấn, chứng nhận hợp chuẩnhợp quychứng nhận ISO 9001FSCHACCP , Đào tạo an toàn lao động; Quan trắc môi trường….Và nhiều dịch vụ khác phù hợp với mọi doanh nghiệp với sự hỗ trợ nhiệt tình từ chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp đạt mọi chứng nhận mà doanh nghiệp cần.

VIETNAM CERT đã cấp chứng nhận cho nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng trong cả nước. Các thế mạnh của VIETNAM CERT là chi phí hợp lý, thời gian nhanh chóng, các thủ tục đơn giản, chính xác. Một số dịch vụ chúng tôi cung cấp:
– Chứng nhận ISO 9001, ISO 14001; ISO 45001; ISO 27001; HACCP/ISO 22000; ISO 13485; ISO 27001; SA 8000; IATF 16949; FSSC 22000; BRC; BSCI
– Chứng nhận hợp chuẩn: TCVN; ASTM; EN; BS; GB; JIS…
– Chứng nhận hợp quy (QCVN)
– Tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn Rừng bền vững: FSC FM/CoC/CW; PEFC; VFCS
– Thử nghiệm VLXD, sản phẩm thực phẩm, thử nghiệm NDT
– Kiểm định thiết bị

VIETNAM CERT sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện các yêu cầu về chất lượng và thủ tục nhập khẩu và chứng nhận hợp quy. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi với các thông tin sau:


TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Trụ sở: 51 đường số 2, Khu đô thị Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

CN1: P604, CT6, Khu đô thị mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

CN2: Tổ dân phố Tây Trinh, P.Kỳ Trinh, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Hotline: 0886.11.12.18  hoặc   0945.46.40.47

Email: info@vietnamcert.vn

Website: www.vietnamcert.vn


Xem thêm: