Chứng nhận hợp quy ván MDF

Chứng nhận hợp quy ván MDF (Ván Sợi) là một thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp sản xuất ván MDF (Ván Sợi). Việc có chứng nhận hợp quy ván MDF không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn tạo niềm tin cho khách hàng và đảm bảo các yêu cầu quy chuẩn của pháp luật đề ra.

VIETNAM CERT là một tổ chức được chỉ định chứng nhận hợp quy, được đánh giá cao với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chúng tôi sẽ giúp các doanh nghiệp quan tâm hiểu rõ hơn về quy trình và ý nghĩa của chứng nhận hợp quy ván MDF (Ván Sợi).

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quy chuẩn và quá trình thử nghiệm và đánh giá để đạt được chứng nhận hợp quy cho ván MDF. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ giải thích lợi ích của việc có chứng nhận này và vai trò của VIETNAM CERT trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Chứng nhận hợp quy ván MDF là gì ?

Chứng nhận hợp quy ván MDF (Ván Sợi) là một thủ tục bắt buộc theo quy định của pháp luật, đánh giá và xác nhận chất lượng của ván MDF (Medium Density Fiberboard). Được cấp phép bởi các tổ chức và cơ quan có thẩm quyền, chứng nhận hợp quy đảm bảo rằng ván MDF (Ván Sợi) đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu an toàn. VIETNAM CERT tự hào là đơn vị được chỉ định chứng nhận hợp quy uy tín với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt chứng nhận hợp quy ván MDF.

Chứng nhận hợp quy ván MDF ( Ván Sợi) không chỉ là một cam kết về các yêu cầu mà pháp luật đề ra, ngoài ra còn chứng minh được chất lượng sản phẩm, mà còn mang ý nghĩa trong việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường. Khi mua sắm sản phẩm từ ván MDF (Ván Sợi), việc có chứng nhận hợp quy là rất quan trọng để đảm bảo bạn có được sản phẩm đúng quy chuẩn theo quy định của pháp luật.

Chứng nhận hợp quy ván MDF
Ván MDF (Ván Sợi) là gì?

Các doanh nghiệp nào sẽ cần chứng nhận hợp quy ván MDF ?

Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ván MDF (Ván Sợi), các tổ chức nhập khẩu sẽ cần chứng nhận hợp quy ván MDF (Ván Sợi). Đây là quy trình cần thiết và bắt buộc theo quy định của pháp luật để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cần thiết trước khi được phân phối và sử dụng trên thị trường.

Nếu doanh nghiệp không chứng nhận hợp quy ván MDF có bị phạt hay không?

Tại Việt Nam, việc sản xuất và kinh doanh ván MDF (Ván Sợi) mà không có chứng nhận hợp quy có thể bị xem là không tuân thủ quy định của pháp luật. Các cơ quan quản lý có thể áp dụng các biện pháp hình phạt như phạt tiền, thu hồi sản phẩm.

Ngoài ra, việc không có chứng nhận hợp quy cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về uy tín và hậu quả pháp lý cho doanh nghiệp, đặc biệt nếu sản phẩm gây ra tai nạn hoặc hậu quả cho người tiêu dùng do không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng. Do đó, việc đảm bảo sản phẩm đáp ứng các yêu cầu hợp quy là bắt buộc theo quy định của pháp luật và rất quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh ván MDF (Ván Sợi).

Theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định rõ:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy.

Như vậy có thể thấy rõ nếu doanh nghiệp không thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thì doanh nghiệp bị phạt từ 75.000.000 đồng tới 110.000.000 đồng.

chứng nhận hợp quy ván MDF
Nếu doanh nghiệp không chứng nhận hợp quy ván MDF (Ván Sợi) có bị phạt không?

Lợi ích khi có được chứng nhận hợp quy ván MDF

Lợi ích khi có Chứng nhận hợp quy ván MDF (Ván Sợi) từ VIETNAM CERT là:

  • Đáp ứng quy chuẩn chất lượng cao: Chúng tôi đảm bảo rằng sản phẩm ván MDF của doanh nghiệp đáp ứng các quy chuẩn chất lượng cao nhất theo quy định pháp luật. Điều này giúp cung cấp cho khách hàng của bạn sự tin tưởng và an tâm khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Tăng cường uy tín thương hiệu: Chứng nhận hợp quy ván MDF từ VIETNAM CERT là một dấu hiệu uy tín cho doanh nghiệp. Điều này giúp nâng cao lòng tin từ phía khách hàng và xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ trên thị trường.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Chứng nhận hợp quy ván MDF từ VIETNAM CERT đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật đề ra. Điều này không chỉ giúp tránh các rủi ro pháp lý, mà còn góp phần vào việc xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh và bền vững.

Các lưu ý để doanh nghiệp có thể đạt được chứng nhận hợp quy ván MDF

Theo thông tư 04/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định: Các sản phẩm vật liệu xây dựng và ván gỗ MDF ( Ván Sợi) phải được chứng nhận theo quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD. Để đạt được chứng nhận hợp quy ván MDF (Ván Sợi), các doanh nghiệp cần tuân thủ một số lưu ý sau:

  1. Tuân thủ các quy định về chất lượng: Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng sản phẩm ván MDF của họ đáp ứng các quy chuẩn chất lượng và an toàn quy định bởi cơ quan chứng nhận.
  2. Quản lý quy trình sản xuất: Doanh nghiệp cần thiết lập và duy trì các quy trình sản xuất chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm, từ việc lựa chọn nguyên liệu đến quá trình gia công và kiểm tra cuối cùng.
  3. Tuân thủ các quy định pháp luật về môi trường: Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng quá trình sản xuất ván MDF của họ tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững.
  4. Kiểm tra và báo cáo định kỳ: Doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các quy chuẩn hợp quy và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan chứng nhận.
  5. Đào tạo nhân viên: Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nhân viên của doanh nghiệp hiểu rõ về quy trình sản xuất và các yêu cầu hợp quy.

Chỉ tiêu kỹ thuật đối với ván MDF

Theo tài liệu viện dẫn các chỉ tiêu kỹ thuật và các phương pháp thử đối với ván MDF (Ván sợi) sẽ được áp dụng như sau:

  • Theo TCVN 12445:2018 (ISO 16983:2003), Ván gỗ nhân tạo – Xác định độ trương nở chiều dày sau khi ngâm nước
  • Theo TCVN 12446:2018 (ISO 16978:2003), Ván gỗ nhân tạo – Xác định modul đàn hồi khi uốn và độ bền uốn
  • Theo TCVN 12447:2018 (ISO 16984:2003), Ván gỗ nhân tạo – Xác định độ bền kéo vuông góc với mặt ván
  • Theo TCVN 11899-1:2018 (ISO 12460-1), Ván gỗ nhân tạo – Xác định hàm lượng formaldehyt phát tán: Sự phát tán formaldehyt bằng phương pháp buồng 1m3
  • Theo TCVN 11899-5:2018 (ISO 12460-5), Ván gỗ nhân tạo – Xác định hàm lượng formaldehyt phát tán: Phương pháp chiết (phương pháp perforator)
Chứng nhận hợp quy ván MDF
Chỉ tiêu kỹ thuật ván MDF (Ván Sợi)

Thực hiện chứng nhận hợp quy ván MDF theo phương thức nào?

Các phương thức đánh giá chứng nhận hợp quy ván MDF (Ván Sợi) được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về Công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn (sau đây gọi tắt là Thông tư 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (sau đây gọi tắt là Thông tư 02/2017/TT-BKHCN), sẽ được thực hiện theo 3 phương thức sau:

Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 01 năm. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm, hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm.

Hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu áp dụng phương thức này khi:

  • Cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật liệu xây dựng này và chứng chỉ đang còn hiệu lực
  • Giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu.

Phương thức 5Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.

Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất, nhập khẩu.

Quy định đối với sản phẩm ván MDF nhập khẩu

Đối với ván MDF (Ván Sợi) nhập khẩu quy định doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện:

  • Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thực hiện tại Cơ quan kiểm tra tại địa phương nơi nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa.
  • Khi đăng ký kiểm tra nhà nước, phải xác định tên Tổ chức chứng nhận hợp quy, tên Tổ chức thử nghiệm thực hiện việc thử nghiệm, đánh giá chứng nhận chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên Bản đăng ký theo Mẫu số 01 -Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung theo khoản 9 Điều 4 của Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 9/11/2018 của Chính phủ. Cơ quan kiểm tra xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký.
  • Doanh nghiệp nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của Cơ quan kiểm tra cho Cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc (đối với nhóm sản phẩm xi măng, phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa là 35 ngày làm việc) kể từ ngày thông quan hàng hóa, doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu), Giấy chứng nhận hợp quy và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa (được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy và tổ chức thử nghiệm đã có tên trong bản đăng ký nộp cho Cơ quan kiểm tra trước đó) phù hợp quy chuẩn này cho Cơ quan kiểm tra.
  • Trường hợp, hàng hóa đã được Tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan, doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu), Giấy chứng nhận hợp quy cho Cơ quan kiểm tra.
  • Trường hợp, doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì thực hiện đăng ký kiểm tra và trả kết quả kiểm tra chất lượng thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
  • Doanh nghiệp nhập khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu
Chứng nhận hợp quy ván MDF
Quy định đối với sản phẩm ván MDF nhập khẩu

Quy trình chứng nhận hợp quy ván MDF tại VIETNAM CERT

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy ván MDF: Doanh nghiệp tiến hành đăng ký chứng nhận và cung cấp các thông tin, hồ sơ yêu cầu cho VIETNAM CERT. Các thông tin, hồ sơ chứng nhận được nêu rõ tại Bản đăng ký chứng nhận (liên hệ hotline 0886.11.12.18 để VIETNAM CERT gửi bản đăng ký chứng nhận)

Bước 2: Đánh giá giai đoạn 1: Đánh giá hồ sơ, tài liệu của doanh nghiệp. Hoạt động đánh giá này được thực hiện tại văn phòng của VIETNAM CERT. Hệ thống hồ sơ bao gồm Hồ sơ đảm bảo chất lượng (Một phần của tiêu chuẩn ISO 9001. Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD bắt buộc doanh nghiệp sản xuất trong nước phải có chứng nhận ISO 9001 trước khi đánh giá hợp quy. Nếu doanh nghiệp chưa có chứng nhận ISO 9001 thì VIETNAM CERT sẽ tiến hành đánh giá kết hợp ISO 9001 và hợp quy)

Bước 3: Đánh giá giai đoạn 2: Đánh giá tại nhà máy sản xuất. Các chuyên gia của VIETNAM CERT sẽ tiến hành đánh giá hợp quy tại nhà máy. Sau đánh giá VIETNAM CERT sẽ tiến hành lấy mẫu thử nghiệm.

Bước 4: Thử nghiệm mẫu: Mẫu thử sẽ được thử nghiệm tại Phòng thử nghiệm do VIETNAM CERT chỉ định. Các chỉ tiêu thử nghiệm được nêu rõ trong quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD.

Bước 5: Khác phục các điểm không phù hợp (nếu có): Nếu có các điểm không phù hợp theo yêu cầu của Quy chuẩn, doanh nghiệp tiến hành khắc phục và gửi bằng chứng về cho VIETNAM CERT để thẩm xét hồ sơ và cấp chứng nhận (nếu không có điểm không phù hợp thì bỏ qua bước này).

Bước 6: Cấp chứng nhận hợp quy ván MDF theo QCVN 16:2023/BXD: Sau khi có kết quả thử nghiệm và hồ sơ đánh giá đạt yêu cầu hoặc đã khắc phục xong các điểm không phù hợp, VIETNAM CERT tiến hành thẩm xét hồ sơ để cấp chứng nhận. Doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm của mình. Sau khi được cấp chứng nhận hợp quy doanh nghiệp sẽ được VIETNAM CERT cấp mẫu tem hợp quy (tem CR) để doanh nghiệp in ra và dán lên sản phẩm (hoặc bao bì sản phẩm)

Bước 7: Công bố hợp quy: Sau khi có chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp tiến hành công bố hợp quy tại Sở Xây dựng. Hồ sơ công bố hợp quy được nêu rõ tại bài viết Công bố hợp quy Vật liệu xây dựng, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm. Nếu được yêu cầu VIETNAM CERT sẽ thay doanh nghiệp thực hiện các thủ tục công bố hợp quy tại Sở Xây dựng.

Bước 8: Đánh giá giám sát hàng năm: Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị 3 năm. Theo quy định của pháp luật trong thời hạn 3 năm này doanh nghiệp sẽ có 2 lần đánh giá giám sát. Các lần đánh giá sẽ được thực hiện vào năm thứ 2 và thứ 3 của giấy chứng nhận.

Khi giấy chứng nhận hết hiệu lực sau 3 năm, doanh nghiệp sẽ được VIETNAM CERT tái đánh giá và cấp chứng nhận hợp quy theo chu kỳ 3 năm tiếp theo.

Xem thêm: Chứng nhận hợp quy ván gỗ nhân tạo

Công bố hợp quy ván MDF như thế nào?

Các sản phẩm ván MDF (Ván Sợi) sản xuất trong nước phải được công bố hợp quy tại Cơ quan kiểm tra tại địa phương nơi đăng ký kinh doanh dựa trên Kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật;

Hồ sơ, trình tự, thủ tục công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Điều 14, Điều 15 Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN và Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN theo các bước sau:

Chứng nhận hợp quy ván MDF
Mẫu dấu chứng nhận hợp quy của VIETNAM CERT

Bước 1: Thực hiện hoàn thiện chứng nhận hợp quy ván MDF (Ván Sợi)

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ công bố, hồ sơ công bố gồm có:

– Giấy phép kinh doanh công chứng

– Giấy chứng nhận hợp quy ván MDF (Ván Sợi) công chứng

– Giấy chứng nhận ISO 9001 công chứng

– Bản công bố hợp quy

– Đơn đề nghị công bố hợp quy ván MDF (Ván Sợi)

Bước 3: Nộp hồ sơ công bố hợp quy tại Sở Xây dựng sở tại

Bước 4: Nhận thông báo tiếp nhận công bố hợp quy: Sau 5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, sở Xây dựng sẽ ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy cho doanh nghiệp.

Đơn vị nào chứng nhận hợp quy ván MDF uy tín ?

VIETNAM CERT cam kết hỗ trợ doanh nghiệp đạt được chứng nhận hợp quy ván MDF (Ván Sợi). Chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các quy trình ISO 9001 và QCVN 16:20203/BXD vào quy trình sản xuất. Đồng thời, chúng tôi sẽ hoàn thiện các thủ tục để giúp doanh nghiệp đạt được chứng chỉ hợp quy.

VIETNAM CERT sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp nhận công bố hợp quy: Sau khi có chứng chỉ hợp quy, chúng tôi sẽ đại diện cho doanh nghiệp hoàn thiện các hồ sơ công bố hợp quy ván MDF (Ván Sợi) tại cơ quan có thẩm quyền.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chứng nhận hợp quy và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, VIETNAM CERT đã giúp 100% doanh nghiệp đạt được chứng chỉ và tiếp nhận công bố hợp quy.

VIETNAM CERT đã cấp chứng nhận cho nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng trong cả nước. Các thế mạnh của VIETNAM CERT là chi phí hợp lý, thời gian nhanh chóng, các thủ tục đơn giản, chính xác. Một số dịch vụ chúng tôi cung cấp:
– Chứng nhận ISO 9001, ISO 14001; ISO 45001; ISO 27001; HACCP/ISO 22000; ISO 13485; ISO 27001; SA 8000; IATF 16949; FSSC 22000; BRC; BSCI
– Chứng nhận hợp chuẩn: TCVN; ASTM; EN; BS; GB; JIS…
– Chứng nhận hợp quy (QCVN)
– Tư vấn chứng nhận tiêu chuẩn Rừng bền vững: FSC FM/CoC/CW; PEFC; VFCS
– Thử nghiệm VLXD, sản phẩm thực phẩm, thử nghiệm NDT
– Kiểm định thiết bị

Hãy liên hệ với VIETNAM CERT ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn tốt nhất về xây dựng và chứng nhận hợp quy. Chúng tôi là đối tác đáng tin cậy dành cho các doanh nghiệp cần chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, ISO 9001, ISO 2200, đào tạo An toàn lao động, và chứng nhận FSC. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi cam kết sẽ giúp doanh nghiệp đạt được chứng nhận và tiếp nhận công bố hợp quy.


TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN VIỆT NAM

Trụ sở: 51 đường số 2, Khu đô thị Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

CN1: P604, CT6, Khu đô thị mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

CN2: Tổ dân phố Tây Trinh, P.Kỳ Trinh, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Hotline: 0886.11.12.18  hoặc   0945.46.40.47

Email: info@vietnamcert.vn

Website: www.vietnamcert.vn


Xem thêm: